Chỉ đạo mới nhất của UBND TP.HCM sau khi lãnh đạo Apax Leaders bị bắt
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng cùng với 59 máy bay, 9 tàu chiến và 2 khinh khí cầu của Trung Quốc cũng bị phát hiện trong vòng 24 giờ, tính đến 6 giờ sáng 18.3, theo AFP.Đây là số lượng máy bay Trung Quốc do Đài Loan ghi nhận ở mức cao nhất kể từ khi con số kỷ lục 153 máy bay do Đài Loan đưa ra vào ngày 15.10.2024, sau khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn.Trong số các máy bay Trung Quốc do Đài Loan phát hiện trong 24 giờ nói trên, 54 chiếc đã tham gia các cuộc tuần tra tác chiến chung, theo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan.Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 17.3 tuyên bố rằng các hành động này là "phản ứng kiên quyết đối với sự thông đồng và ủng hộ của các thế lực bên ngoài đối với nền độc lập Đài Loan và là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các lực lượng ly khai đòi độc lập của Đài Loan".Trước đó, lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức ngày 13.3 đã gọi Trung Quốc là "thế lực thù địch bên ngoài" và đề xuất các biện pháp chống lại điều mà ông cáo buộc là sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của Trung Quốc vào hòn đảo này, theo Reuters.Trong thời gian quan, số lượng người bị truy tố tại Đài Loan vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc đã tăng mạnh, theo AFP.Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để tái thống nhất.
Kinh hoàng xe container vượt ẩu, chạy ngược chiều ép xe khác trên cầu hẹp
"Hàng năm, giá vải nếu tăng, chỉ chênh trên dưới 10% nhưng năm nay rất khó dự báo. Khi nhiều vùng trồng vải lớn ở miền Bắc bị mất mùa nặng, vườn nào đậu quả nhiều nhất chỉ bằng nửa so với năm ngoái. 24 năm trong nghề buôn vải, tôi thấy chưa năm nào các vùng trồng vải mất mùa đồng loạt, mất sản lượng lớn như năm nay", ông Ngoan phản ánh.
Miền đất hứa
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Trên sân Quy Nhơn, cả đội chủ nhà Bình Định lẫn CLB Bình Dương đều thi đấu cực kỳ cởi mở. Những sự bổ sung chất lượng ở giai đoạn giữa mùa như Trương Văn Thiết, Nguyễn Đức Hoàng Minh giúp đoàn quân của HLV Bùi Đoàn Quang Huy chơi khởi sắc, gây ra nhiều khó khăn về phía khung thành của Nguyễn Minh Toàn. Trong đó, pha bóng đáng chú ý nhất là cú sút xa đưa bóng trúng xà ngang của Mạc Hồng Quân ở phút 34. Bên kia chiến tuyến, CLB Bình Dương cũng tạo được không ít sóng gió cho Huỳnh Tuấn Linh dù không sử dụng Nguyễn Tiến Linh, tân Quả bóng vàng Việt Nam ngay từ đầu. Lần lượt Nguyễn Thành Nhân, Quế Ngọc Hải, Bùi Vĩ Hào đã có cơ hội dứt điểm nhưng đều thực hiện chưa sắc bén. Nhìn chung, chất lượng chuyên môn trong 45 phút đầu tiên khá ổn với tổng cộng 15 cú dứt điểm. CLB Bình Dương đang đứng ở vị trí thứ 5 và có nhiều cơ hội thăng tiến trên bảng xếp hạng. Vì thế, đầu hiệp 2, Tiến Linh được HLV Nguyễn Công Mạnh tung vào sân. Đây chính là khoảnh khắc thay đổi trận đấu. Phút 86, đương kim Quả bóng vàng Việt Nam thực hiện cú đánh đầu ngược chiến thuật, tạo điều kiện cho Abdurakhmanov băng vào bắt vô-lê mở tỷ số trận đấu. Đến phút 90+4, Tiến Linh suýt hoàn tất cú đúp kiến tạo. Tiền đạo sinh năm 1997 thả bóng thông minh để Thành Nhân băng xuống đối mặt với thủ môn đội Bình Định. Chỉ đáng tiếc là cú dứt điểm cuối cùng của cầu thủ CLB Bình Dương lại đưa bóng trúng xà ngang. Chung cuộc, CLB Bình Dương giành chiến thắng 1-0. Thầy trò HLV Nguyễn Công Mạnh có 24 điểm, leo lên vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng và kém đội đầu bảng Nam Định 6 điểm. Trong khi đó, CLB Bình Định chưa thể thoát khỏi khủng hoảng với 5 trận liên tiếp không biết đến mùi chiến thắng, đứng thứ 12 với 13 điểm. Họ chỉ xếp trên SLNA nhờ nhỉnh hơn ở hiệu số bàn thắng - bại (-10 so với -13). FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
SUV đô thị 'so găng': Chọn Hyundai Kona, Honda HR-V hay Ford EcoSport?
Đáng chú ý, trong thời gian gần đây cùng với hiện tượng nắng nóng kéo dài thì nhiều nơi ở Nam bộ cũng xảy ra các sự cố cháy nổ. Chính vì vậy, người dân ngoài việc chú ý bảo vệ sức khỏe, tránh tiếp xúc lâu với nắng nóng cần lưu ý phòng cháy chống cháy nổ ở khu dân cư cũng như cháy rừng.

Chi chục triệu đồng đi xem Taylor Swift biểu diễn
Giá vàng hôm nay 1.5.2024: Thế giới giảm mạnh, trong nước giảm nhẹ
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Du lịch vẫn chờ đột phá visa
Ngày 11.2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố.Tại phiên họp, UBND TP.Hà Nội đã xem xét thông qua tờ trình của UBND thành phố trình HĐND thành phố đối với 3 dự án nhóm A, gồm: dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa); cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; cầu Trần Hưng Đạo.Dự kiến ngày 25.2 tới, HĐND TP.Hà Nội sẽ họp kỳ họp chuyên đề để thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền. Trong đó, sẽ xem xét thông qua tờ trình của UBND TP.Hà Nội về chủ trương đầu tư, xây dựng 3 dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng.Trước đó, sáng 14.1, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng vùng đồng bằng sông Hồng và công bố quy hoạch Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ cố gắng khởi công sớm nhất các cây cầu qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi vào tháng 5.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đến 30.4 phải khởi công cầu Phù Đổng, cầu Tứ Liên.Dự án xây cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến là 11,5 km. Phần cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,5 km, đường nối đến cầu trên địa bàn H.Đông Anh dài khoảng 6 km. Theo tính toán mới nhất, tổng mức đầu tư toàn dự án dự kiến là 19.000 tỉ đồng.Còn cầu Ngọc Hồi có điểm đầu cầu kết nối với điểm cuối Dự án vành đai 3,5 (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), điểm cuối nối với vành đai 3,5 trên địa phận H.Văn Giang (Hưng Yên). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 11.700 tỉ đồng.Đối với cầu Trần Hưng Đạo, cây cầu này nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.500 tỉ đồng.Theo Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 17 cây cầu vượt sông Hồng. Hiện đã có 8 cầu được xây dựng, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy giai đoạn 1 - Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Thăng Long, Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh (TX.Sơn Tây).9 cầu đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới, gồm: cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên.
trực tiếp kq bóng đá
Sáng 10.3, tại TP.Đông Hà (Quảng Trị), đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu làm việc với 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị để rà soát, tháo gỡ các vướng mắc của 5 dự án cao tốc đi qua địa bàn 3 tỉnh.Tại buổi làm việc, các chủ đầu tư báo cáo nhanh về tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc đi qua 3 tỉnh và dự kiến tất cả dự án sẽ hoàn thành trước ngày 30.6.Cụ thể, 5 dự án cao tốc gồm Bãi Vọt - Hàm Nghi (Hà Tĩnh), Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh), Vũng Áng - Bùng (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Bùng - Vạn Ninh (Quảng Bình) và Vạn Ninh - Cam Lộ (Quảng Bình - Quảng Trị) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định đầu tư, các ban quản lý dự án của Bộ Xây dựng là chủ đầu tư. Tổng chiều dài 5 tuyến là 259,16 km, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, tổng mức đầu tư 49.206 tỉ đồng. Đối với dự án thành phần đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi (dài 35,28 km có tổng mức đầu tư 7.643 tỉ đồng), đến nay đã thi công đạt 73,52%; đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (dài 54,2 km, tổng mức đầu tư 9.734 tỉ đồng) hiện thi công đạt 82,8%; đoạn Vũng Áng - Bùng (dài 55,34 km, tổng mức đầu tư 12.548 tỉ đồng) thi công đạt 85,2%; đoạn Bùng - Vạn Ninh (dài 48,84 km, tổng mức đầu tư 9.361,15 tỉ đồng) thi công đạt 77,77%.Riêng dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ (dài 65,5 km, tổng mức đầu tư 9.919 tỉ đồng) đến nay thi công khoảng 76,5%, chậm khoảng 15,39% so với tiến độ dự án điều chỉnh.Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là; cần đeo bám hiện trường, quyết tâm thực hiện hoàn thành được mục tiêu xây dựng xong trước ngày 30.4 và chậm nhất là 30.6.Đối với tuyến cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị phải quyết liệt hơn nữa, cố gắng thực hiện đúng cam kết, không chậm tiến độ; "đã hứa thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện đúng, không để mất lòng tin”.Phó thủ tướng cũng nhất trí với các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị về việc xin cơ chế đặc thù để xử lý hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng khi thi công nút giao, cầu vượt. Tuy nhiên, việc hỗ trợ phải hợp tình hợp lý, không trái với pháp luật, trong khuôn khổ cho phép, không tạo điểm nóng; chậm nhất trong tháng 3 tỉnh Quảng Trị phải hoàn tất giải quyết các vướng mắc, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư